Lớp Lá (5 tuổi)
Khi trẻ lên 5, các bé sắp hoàn thành mầm non, là những đứa trẻ lớn nhất trong trường. Để có được một giai đoạn cuối cùng ở mầm non thật vui vẻ và đáng nhớ , các bậc cha mẹ cần quan tâm đến những nội dung gì cho bé? Cùng trường Trường Mầm non Trạng Tí tìm hiểu nhé!
Nội dung chương trình giáo dục lớp mầm cho trẻ 5 tuổi tập trung vào 5 lĩnh vực chính:
1. Giáo dục phát triển thể chất
- Bé khỏe mạnh, chiều cao và cân nặng phát triển bình thường của lứa tuổi
- Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp như: Hít vào, thở ra. Đứa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên, co và duỗi từng tay kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao. Các động tác lưng, bụng, lườn. Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau; nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang, nhảy lên đưa một chân về phía trước, một chân về sau,…
- Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động
- Đi và chạy: đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối, đi trên dây (dây đặt trên sàn), đi trên ván kê; đi nối bàn chân tiến lùi; đi chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh,…
- Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ
- Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm
- Lựa chọn được một số thực phẩm khi được gọi tên nhóm: thực phẩm giàu chất đạm (thịt, cá…), thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng (rau, quả…)
2. Giáo dục phát triển nhận thức
- Thích tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh. Thích và thường xuyên đặt câu hỏi
- Phân biệt sự khác biệt của bản thân với mọi người
- Tìm ra sự khác nhau nhờ vào những dấu hiệu cho trước
- Có biểu tượng về số trong phạm vi 10,thêm bớt trong phạm vi 10
- Phân biệt các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật qua các đặc điểm nổi bật
- So sánh và sử dụng được các từ chỉ độ to – nhỏ, cao – thấp, rộng – hẹp, nhiều – ít
- Biết được một số công việc của các thành viên trong gia đình, của giáo viên và trẻ trong lớp, trường mầm non
- Nhận biết được vài nét đặt trưng về danh lam thắng cảnh nơi bé đang sống
3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ
- Hiểu các từ khái quát, từ trái nghĩa
- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi
- Nghe các bài hát, bài thơ, tục ngữ, câu đố,.. phù hợp với độ tuổi
- Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dể hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau
- Trả lời các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: tại sao? có gì giống nhau? có gì khác nhau?
- Đặt câu hỏi: tại sao? như thế nào? làm bằng gì?
- Sử dụng các từ biểu cảm, hình tượng
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè
- Kể lại sự việc, truyện đã được nghe theo trình tự
- Kể chuyện theo tranh, đồ vật
4. Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
- Cố gắng hết mình, không bỏ dở công việc
- Biết đưa ra ý kiến riêng (có thể khác với mọi người)
- Mạnh dạn (xung phong nhận nhiệm vụ)
- Kỹ năng hoạt động nhóm (thỏa thuận, phân công, thực hiện nhiệm vụ)
- Giữ gìn và bảo vệ mội trường: bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc các con vật nuôi, cây cảnh, giữ gìn đồ chơi, đồ dùng, có ý thức tiết kiệm
- Biết tên nước Việt Nam, bản đồ, quốc kỳ, một số địa danh, thủ đô, thành phố nơi bé sống
5. Giáo dục phát triển thẩm mỹ
- Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật: bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật
- Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình
- Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)
Ngoài ra, Phụ huynh có thể tự chọn hướng phát triển năng khiếu sớm cho trẻ tùy vào sở trường, sở thích của trẻ như:
- Anh văn: Dạy trẻ khả năng tư duy tiếng Anh theo các chủ đề trên lớp học. Từ vựng mở rộng tùy theo chủ đề và ngữ cảnh đảm bảo trẻ có thể ứng dụng trong cuộc sống.
- Múa: Giúp trẻ tự tin, sáng tạo và phối hợp đội nhóm với các kỹ năng múa cơ bản, và múa kèm nhạc. Bên cạnh đó, giúp trẻ có khả năng nghe và cảm thụ âm nhạc.
- Vẽ: Phát huy được năng khiếu về thẩm mỹ cho trẻ nhỏ. Dạy trẻ làm quen với những nét cơ bản và vẽ ra được những bức tranh theo chủ đề của sự kiện, tháng.