Design Thinking và quy trình sáng tạo 5 bước giúp thay đổi mọi thứ tốt hơn

Design Thinking hay còn được gọi là tư duy thiết kế bắt đầu như một quá trình tạo ra công nghệ và sản phẩm mới đẹp mắt. Nhưng phương pháp này hiện đang được sử dụng rộng rãi cho nhiều lĩnh vực ở nhiều quốc gia, hay có thể nói là cả thế giới. Hãy cùng SMARTKIDS tìm hiểu nhé!

Design Thinking là gì?

Design Thinking là một quá trình giải quyết vấn đề bằng cách đặt ưu tiên nhu cầu của người tiêu dùng lên trên hết. Dựa vào việc quan sát, sự đồng cảm, cách mọi người tương tác với môi trường của họ và sử dụng cách tiếp cận lặp đi lặp lại, tham gia vào chính hoạt động của người tiêu dùng để tạo ra các giải pháp sáng tạo.

Design Thinking “lấy con người làm trung tâm”, có nghĩa là sử dụng những bằng chứng về cách người tiêu dùng (con người) tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ, thay vì cách người khác hay tổ chức nghĩ rằng họ sẽ tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Để có thể lấy con người làm trung tâm, các nhà thiết kế xem cách mọi người sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ và tiếp tục tinh chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ để cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng. Đây là phần “lặp đi lặp lại” của Design Thinking. Việc làm này ủng hộ việc phát triển nhanh chóng để đưa các nguyên mẫu ra thử nghiệm, hơn là nghiên cứu hoặc thiết kế trong một thời gian dài.

Trái ngược với cách giải quyết vấn đề truyền thống, Design Thinking là một quá trình xác định vấn đề và sau đó động não tìm ra giải pháp, Design Thinking chỉ hoạt động nếu nó được lặp đi lặp lại. Nó không phải là một phương tiện để đi đến một giải pháp duy nhất mà là một cách để liên tục phát triển suy nghĩ của bạn và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Năm giai đoạn của quá trình tư duy thiết kế

Bước 1: Empathize – Thấu hiểu

Trong giai đoạn đầu tiên, nhà thiết kế quan sát người tiêu dùng để hiểu sâu hơn về cách họ tương tác hoặc bị ảnh hưởng bởi một sản phẩm hay một vấn đề. Các quan sát phải diễn ra với sự đồng cảm, có nghĩa là phải đặt mình ở vai trò người tiêu dùng để hiểu được thứ khách hàng cần. Quan sát bằng sự đồng cảm rất hiệu quả vì nó có thể phát hiện ra những vấn đề mà người tiêu dùng thậm chí không biết họ gặp phải hoặc bản thân họ không thể diễn đạt thành lời. Thông qua giai đoạn đầu tiên, việc hiểu nhu cầu của con người mà bạn đang xây dựng sẽ dễ dàng hơn.

Bước 2: Define – Xác định

Trong giai đoạn thứ hai, bạn thu thập các quan sát của mình từ giai đoạn đầu tiên để xác định vấn đề đang cố gắng giải quyết. Hãy suy nghĩ về những khó khăn mà người tiêu dùng của bạn đang gặp phải, những gì họ thường xuyên gặp phải và những gì bạn đã thu thập được từ cách họ bị ảnh hưởng bởi vấn đề này. Khi bạn tổng hợp các phát hiện, bạn có thể xác định vấn đề ta đang gặp phải.

Bước 3: Ideate – Tạo ra ý tưởng cho các giải pháp

Bước tiếp theo là suy nghĩ các ý tưởng về cách giải quyết vấn đề mà bạn đã xác định. Các hoạt động lên ý tưởng này có thể diễn ra theo nhóm, nhóm của bạn tập trung trong một không gian cho sự sáng tạo và hợp tác, nhưng cũng có thể được thực hiện một mình. Phần quan trọng là tạo ra một loạt các ý tưởng khác nhau. Khi kết thúc quá trình này, bạn sẽ nảy ra một vài ý tưởng để tiếp tục.

Bước 4: Prototype – Trực quan hoá

Đây là giai đoạn biến ý tưởng thành thực tế. Nguyên mẫu không có nghĩa là hoàn hảo. Mục đích của một nguyên mẫu là nhanh chóng đưa ra một phiên bản cụ thể của ý tưởng để xem nó được người tiêu dùng chấp nhận như thế nào. 

Bước 5: Test – Kiểm tra 

Khi bạn đưa ra một giải pháp nguyên mẫu cho người tiêu dùng, bạn phải quan sát cách họ tương tác với nó. Giai đoạn thử nghiệm này là giai đoạn mà bạn thu thập phản hồi về giải pháp của mình.

Quá trình tư duy thiết kế là một quá trình lặp đi lặp lại. Khi kết thúc giai đoạn thứ năm, bạn có thể sẽ phải quay lại một hoặc một số giai đoạn ban đầu. Có lẽ thử nghiệm sẽ chỉ ra rằng bạn có cần phát triển một nguyên mẫu khác hay không, và bạn sẽ quay lại giai đoạn thứ tư. Hoặc có lẽ điều đó cho thấy rằng bạn đã xác định sai nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu vậy, bạn sẽ phải quay lại giai đoạn thứ hai của quy trình.

Design Thinking trong trường mầm non

Tại SMARTKIDS, Design Thinking được áp dụng trong rất nhiều hoạt động khác nhau như phát triển phương pháp dạy cho các thầy cô, phát triển những hoạt động ngoài trời giúp trẻ có những hoạt động bổ ích và vui vẻ, và hơn hết đó là dùng Design Thinking để giúp các bé có một môi trường, một “điểm bật” cho bé trong suốt quá trình phát triển phía trước của mình, giúp bé trở thành một phiên bản tốt nhất để bước tiếp trong tương lai.

Mầm Non Song Ngữ SMARTKIDS Cần Thơ – Mầm non TRẠNG TÍ 2

Hotline: 02923 822 678 – 02926 253 333

CƠ SỞ 1: 151/1 đường Trần Hoàng Na, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều

CƠ SỞ 2: Số 1 đường 21 Cồn Khương, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều

CƠ SỞ 3: TRƯỜNG MẦM NON NGÔI SAO 2

Đường A2, Khu Dân Cư Hưng Phú 1, P. Hưng Phú, Q. Cái Răng

    Quý Phụ huynh vui lòng để lại đầy đủ thông tin, thầy cô sẽ gọi lại tư vấn cho mình trong thời gian sớm nhất ạ!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Hotline: 0377415678