Lớp Chồi (4 tuổi)
Khi trẻ lên 4, đã dần quen với chương trình mầm non, có được nhiều bạn bè và được các thầy cô giảng dạy. Vậy để tiếp tục đi vững trên đôi chân bé tí ấy, các bậc cha mẹ cần biết những thông tin gì trong chương trình học lớp Chồi? Cùng Trường Mầm non Trạng Tí tìm hiểu nhé!
Nội dung chương trình giáo dục lớp mầm cho trẻ 4 tuổi tập trung vào 5 lĩnh vực chính:
1. Giáo dục phát triển thể chất
- Bé khỏe mạnh, chiều cao và cân nặng phát triển bình thường của lứa tuổi
- Di chuyển không bị va phải các vật cản.
- Luyện tập thăng bằng một chân trong khoảng thời gian trung bình
- Tự thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân
- Tự cởi và mặc quần áo không cần sự hỗ trợ của người lớn
- Phân biệt được một số vật dụng nguy hiểm, nơi an toàn và không an toàn.
2. Giáo dục phát triển nhận thức
- Các bộ phận của cơ thể con người như chức năng các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể.
- Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi. Một số mối liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
- Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông và phân loại theo 1-2 dấu hiệu.
- Đặc điểm bên ngoài của con vật, cây, hoa quả gần gũi, lợi ích và tác hại đối với con người.
- So sánh sự khác nhau – giống nhau, phân loại các con vật, cây, hoa, quả.
- Thời tiết, mùa: một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con người.
- Ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng: sự khác nhau giữa ngày và đêm.
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm trong khả năng.
- Chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5.
- Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm.
- Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn.
- Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (số nhà, biển số xe,…)
3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ
- Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm.
- Nghe các bài hát, bài thơ, tục ngữ, câu đố phù hợp với độ tuổi.
- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dể hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau.
- Trả lời và đặt các câu hỏi: ai? ở đâu? khi nào? để làm gì?.
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.
- Kể lại truyện đã được nghe.
- Mô tả sự vật, hiện tượng, tranh ảnh.
- Kể lại một vài tính tiết trong truyện đã được nghe.
- Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông,..)
- Nhận dạng một số chữ cái.
- Tập tô, đồ các nét chữ.
- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau.
- Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt
4. Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
- Cố gắng hoàn thành, không bỏ dở công việc.
- Biết đưa ra ý kiến riêng (có thể khác với mọi người).
- Biết tên nước Việt Nam, một số địa danh, thủ đô, thành phố nơi trẻ sống mang tên của Bác Hồ.
- Tập kỹ năng hợp tác với bạn, cùng thực hiện nhiệm vụ.
5. Giáo dục phát triển thẩm mỹ
- Hát thuộc các bài hát diễn cảm, tự nhiên, phù hợp lứa tuổi
- Vận động theo nhạc bằng cơ thể (dậm, vỗ, lắc, nhún, nhảy, uốn lượn, múa).
- Gõ theo phách, nhịp với các dụng cụ. Gõ theo tiết tấu chậm, theo lời ca với các dụng cụ.
- Nghe phân biệt âm thanh đa dạng trong thiên nhiên, cuộc sống.
- Biểu hiện cảm xúc khi nghe qua điệu bộ, nét mặt, vận động theo một cách tự nhiên.
- Biết sử dụng các dụng cụ, vật liệu, phối hợp màu sắc, hình dạng, đường nét để tạo ra sản phẩm có nội dung và bố cục đơn giản.
- Biết thể hiện xen kẻ màu, hình trong trang trí đơn giản.
- Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn.
Ngoài ra, Phụ huynh có thể tự chọn hướng phát triển năng khiếu sớm cho trẻ tùy vào sở trường, sở thích của trẻ như:
- Anh văn: Dạy trẻ khả năng tư duy tiếng Anh theo các chủ đề trên lớp học. Từ vựng mở rộng tùy theo chủ đề và ngữ cảnh đảm bảo trẻ có thể ứng dụng trong cuộc sống.
- Múa: Giúp trẻ tự tin, sáng tạo và phối hợp đội nhóm với các kỹ năng múa cơ bản, và múa kèm nhạc. Bên cạnh đó, giúp trẻ có khả năng nghe và cảm thụ âm nhạc.
- Vẽ: Phát huy được năng khiếu về thẩm mỹ cho trẻ nhỏ. Dạy trẻ làm quen với những nét cơ bản và vẽ ra được những bức tranh theo chủ đề của sự kiện, tháng.