Lớp Mầm (3 tuổi)
Thời điểm trẻ lên 3, cha mẹ thường rất quan tâm chú trọng đến việc chọn trường cho trẻ. Bởi ngôi trường đầu tiên mà trẻ theo học có ảnh hưởng rất lớn đến việc định hướng con đường học vấn và hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Vậy hãy cùng Trường Mầm non Trạng Tí tìm hiểu nhé!
Nội dung chương trình giáo dục lớp mầm cho trẻ 3 tuổi tập trung vào 5 lĩnh vực chính:
1. Giáo dục phát triển thể chất
- Đảm bảo bé khỏe mạnh, chiều cao và cân nặng phát triển bình thường của lứa tuổi. Cơ thể phát triển hài hòa, cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt
- Trẻ biết cách nhận biết một số thực phẩm, thức ăn thông thường như: Cơm, mỳ, sữa, trứng, thịt, cá, cà rốt,…
- Tập ăn rau, trái cây và uống sữa mỗi ngày xây dựng thói quen tốt cho bé ngay từ nhỏ
- Tập các bài tập thể dục buổi sáng theo nhóm dành riêng cho từng độ tuổi
- Thực hiện được một số việc đơn giản: Rửa tay, lau mặt, đánh răng, cởi quần áo với sự giúp đỡ từ người lớn
- Nhận ra và tránh xa các vật nguy hiểm như: dao, kéo, ổ điện,… và các nơi nguy hiểm như: chỗ xe cộ ra vào, đường trơn,…
2. Giáo dục phát triển nhận thức
- Ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh
- Biết họ và tên của bản thân, tên của người thân trong gia đình, tên trường, lớp
- Nhận biết, gọi tên hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật
- Định hướng trong không gian: phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau, tay phải và tay trái của bản thân
- Bé có thể đếm vẹt theo khả năng và đến khoảng 5 vật
- Phân biệt rau, cây, hoa, quả. Bé biết so sánh giữ 2 vật với nhau
- Nhận ra các hiện tượng thời tiết và cảm giác khó chịu khi thời tiết quá oi bức, thay đổi đột ngột
3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ – giao tiếp
- Các âm thanh, ngữ điệu, giọng nói khác nhau. Biết lắng nghe người khác nói, nghe để hiểu rõ thông tin
- Lễ phép khi nói, mạnh dạn, tự tin khi phát biểu, không nói lí nhí, giơ tay trong giờ học khi muốn nói, chờ tới lượt mình được cô mời nói
- Phát âm rõ, tập nói tròn câu và diễn đạt rõ ràng. Giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày
- Kể lại được sự việc nhìn thấy cho cô, người thân và bạn bè xung quanh
4. Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
- Tự vào bàn ăn và chỗ ngủ. Ăn xong biết bỏ chén, muỗng, ly vào đúng chỗ
- Có một số kỹ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ
- Biết chơi cùng bạn, nhường đồ chơi cho bạn, giúp đỡ cô giáo và các bạn
- Mạnh dạn, xung phong nhận nhiệm vụ khi được đề nghị
- Tuân theo một số nề nếp, quy tắc, quy định trong sinh hoạt: chờ đến lượt, xếp hàng, giơ tay khi muốn phát biểu trong giờ học, xin phép cô khi có nhu cầu gì cho bản thân
- Biết tự mình phục vụ những sinh hoạt của mình: tự xúc cơm, tự thay quần áo, tự mang giày dép, lấy gối, balô…
- Biết phụ giúp cô: chuẩn bị bàn ăn, tự cất đồ dùng, đồ chơi…
5. Giáo dục phát triển thẩm mỹ
- Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật: bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật
- Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình đa dạng: bút chì,sáp, màu nước, nguyên liệu khác (thiên nhiên….)
- Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật: vận động theo ý thích khi hát, nghe các bài hát, nhạc quen thuộc
- Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật
- Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích và đặt tên cho sản phẩm của mình